-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
6 điều cần biết về quy trình huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp
Thứ Thu,
14/07/2022
0
Nội dung bài viết x
Huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp là công tác vô cùng quan trọng, là ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người đều có đủ khả năng xử lý tình huống khi xảy ra cháy nổ. Từ đó sẽ đảm bảo được an toàn tính mạng cho con người, bảo toàn vật chất, hạn chế tối đa thiệt hại. Theo Luật PCCC đã quy định, mọi doanh nghiệp tại Việt Nam đều phải xây dựng, bố trí và đào tạo các tổ PCCC. Vậy quy trình huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp được tiến hành ra sao? Những điều gì cần phải biết khi tham gia huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp? Hãy cùng PCCC Hà Nội tìm hiểu những điều cần biết về quy định khi huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đối tượng huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp là gì?
Theo Luật PCCC thì các doanh nghiệp, công ty đều phải được bố trí lực lượng chuyên trách gọi là tổ phòng cháy chữa cháy cơ sở. Số lượng và chức năng nhiệm vụ của lực lượng này phụ thuộc vào quy mô, yêu cầu nhiệm vụ cũng như đặc thù của mỗi doanh nghiệp, thông thường đối tượng huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp được biên chế như sau:
- Những doanh nghiệp có dưới 10 người lao động thì tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều là thành viên của tổ PCCC cơ sở.
- Những doanh nghiệp có từ 10-50 người lao động thì tổ PCCC cơ sở có tối thiểu 10 người, trong đó có biên chế 01 tổ trưởng và các tổ phó.
- Những doanh nghiệp có từ 50-100 người lao động thì tổ PCCC cơ sở có tối thiểu 15 người, trong đó có biên chế 01 tổ trưởng và các tổ phó.
- Những doanh nghiệp có trên 100 người thì tổ PCCC cơ sở có tối thiểu 25 người, trong đó có biên chế 01 tổ trưởng và các tổ phó.
- Doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, phân khu, chi nhánh…làm việc độc lập theo từng ca thì mỗi phân xưởng, phân khu, chi nhánh… phải có 01 tổ PCCC cơ sở ít nhất 5-7 người, trong đó có biên chế 01 tổ trưởng và các tổ phó.
Đồng thời, theo khoản 1 điều 16 của Thông tư 66/2014/TT-BCA, các đối tượng sau được tham gia huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp:
- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy tại doanh nghiệp (Được quy định tại Khoản 2, điều 37 Luật PCCC).
- Cán bộ, đội dân phòng, tổ PCCC cơ sở và chuyên trách.
- Người lao động trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất dễ cháy nổ.
- Người lao động trong các cơ sở kinh doanh, sản xuất các phương tiện phòng chống cháy nổ.
- Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện về PCCC.
Công tác tổ chức huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp như thế nào?
Trước tiên, trong công tác tổ chức huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp, người đứng đầu của cơ quan, doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện PCCC cho những đối tượng đã xác định ở doanh nghiệp mình (đội PCCC cơ sở), nếu doanh nghiệp không có khả năng tự huấn luyện về PCCC thì cần gửi yêu cầu đề nghị cảnh sát PCCC tổ chức lớp huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp hoặc liên hệ các trung tâm cung cấp dịch vụ huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp đã được Bộ Lao động và Thương binh xã hội cấp phép.
Triển khai xây dựng các kế hoạch PCCC, diễn tập PCCC song song với quá trình huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp và có phê duyệt của Trưởng phòng cảnh sát PCCC trên địa bàn. Trong phương án PCCC cần tập trung làm rõ các nội dung như:
- Xác định tính chất, đặc điểm, mức độ nguy hiểm về cháy nổ cũng như các yếu tố có liên quan đến hoạt động huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp.
- Giả thiết các trường hợp xảy ra cháy, nổ ở mức độ phức tạp, nguy hiểm, các trường hợp tình huống cháy đặc biệt cũng như khả năng lây lan của đám cháy ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Xây dựng kế hoạch huy động nhân lực, phân chia các phương án sử dụng các hệ thống, phương tiện PCCC tại chỗ. Xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức chỉ huy PCCC và các phương án hiệp đồng
Các nội dung huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp PCCC tại doanh nghiệp
Huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp nhằm cập nhật kiến thức và các kỹ năng cho các học viên về nghiệp vụ PCCC, nội dung huấn luyện sẽ theo một khung huấn luyện cố định và có sự thay đổi tùy theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp cũng như với từng học viên.
Nội dung huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC tại doanh nghiệp bao gồm:
Huấn luyện lý thuyết
- Các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC như: Luật PCCC, nghị định 79/NĐ-CP, Nghị định 46/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Thông tư 66/TT-BCA…..
- Tình hình, diễn biến của cháy nổ tại địa phương nơi doanh nghiệp đứng chân, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ, phân tích các nguyên nhân đã chỉ ra.
- Kiến thức về pháp luật, kiến thức về công tác PCCC, kiến thức tùy theo chức danh, vị trí của từng đối tượng.
- Phương pháp tuyên truyền toàn thể nhân dân tham gia PCCC.
- Các biện pháp chữa cháy, kỹ - chiến thuật chữa cháy, các phương pháp phối hợp hiệp đồng trong PCCC.
- Các phương pháp bảo quản bảo dưỡng, sử dụng các hệ thống, phương tiện PCCC.
- Quy trình các bước xử lý khi xảy ra cháy, nổ.
- Quy trình cứu chữa một đám cháy, nổ.
Huấn luyện thực hành
Huấn luyện thực hành là huấn luyện cho học viên cách sử dụng các hệ thống, phương tiện PCCC, đồng thời, tổ chức huấn luyện thực hành theo các phương án, kế hoạch diễn tập PCCC đã được phê duyệt đảm bảo cho học viên sử dụng thành thạo các phương tiện, hệ thống PCCC tại doanh nghiệp và thực hiện nhuần nhuyễn thao tác cá nhân cũng như khả năng phối hợp hiệp đồng trong PCCC.
Thời gian huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp là bao lâu?
Thời gian huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp được chia ra làm 3 trường hợp tương ứng với các mục đích khác nhau:
Trường hợp huấn luyện lần đầu
- Huấn luyện trong thời gian từ 32 đến 48 giờ đối với các đối tượng học viên là thành viên của đội PCCC chuyên ngành (Quy định tại điểm C khoản 1 điều 33 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
- Huấn luyện tối thiểu từ 16 đến 24 giờ đối với các đối tượng học viên còn lại (không phải thành viên của đội PCCC chuyên ngành)
Trường hợp huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi chứng nhận cũ đã hết hạn
- Huấn luyện lại tối thiểu 32 giờ đối với các đối tượng học viên là thành viên của đội PCCC chuyên ngành.
- Huấn luyện lại tối thiểu 16 giờ đối với các đối tượng học viên còn lại.
Trường hợp huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức hàng năm
- Huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức hàng năm tối thiểu 16 giờ đối với các đối tượng học viên là thành viên của đội PCCC chuyên ngành.
- Huấn luyện bổ sung, cập nhật kiến thức hàng năm tối thiểu 08 giờ đối với các đối tượng học viên còn lại.
Giấy chứng nhận huấn luyện PCCC tại doanh nghiệp là gì?
Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ, học viên sẽ phải qua một bài kiểm tra đánh giá chất lượng và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 02 năm và có giá trị sử dụng trên toàn quốc.
Hồ sơ đề nghị huấn luyện và cấp chứng chỉ nghiệp vụ PCCC bao gồm những gì?
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp tự tổ chức
- Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện theo Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Cung cấp đầy đủ bản kế hoạch và chi tiết về chương trình nội dung huấn luyện.
- Danh sách kèm trích ngang lý lịch của học viên tham gia.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp không tự tổ chức huấn luyện
- Văn bản đề nghị tổ chức huấn luyện và cấp chứng nhận huấn luyện theo mẫu số PC22 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Danh sách kèm trích ngang lý lịch của học viên tham gia.
Đối với cá nhân có nhu cầu
Có văn bản đề nghị tham gia huấn luyện, cấp chứng nhận theo Mẫu số PC23 ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Đối với trường hợp có mong muốn được cấp đổi hoặc cấp lại
Trường hợp mất giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc bị mất thì phải viết văn bản đề nghị được cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC24 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP), riêng trường hợp hư hỏng thì phải có thêm chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
PCCC Hà Nội – Chuyên lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp
Bài viết đã cung cấp cho các bạn 6 điều cần biết cơ bản nhất trong quy trình huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp. Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị làm dịch vụ lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp. PCCC là rất quan trọng nên các doanh nghiệp cần tìm những công ty có uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp. Gợi ý hoàn hảo cho doanh nghiệp về dịch vụ PCCC là Công ty PCCC Hà Nội.
- PCCC Hà Nội là công ty chuyên cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cho doanh nghiệp, với mục tiêu hàng đầu là đem lại sự an toàn cho quý doanh nghiệp, chúng tôi luôn cung cấp các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chính sách bảo hành đi kèm.
- Toàn bộ các sản phẩm của chúng tôi đều được Cục phòng cháy chữa cháy Hà Nội kiểm định và đảm bảo chất lượng. Các mặt hàng như vật tư cứu hỏa, camera an ninh, thiết bị báo trộm, thiết bị báo cháy, thiết bị cứu hỏa, các loại bình chữa cháy, bộ tiêu lệnh cứu hỏa, máy bơm cứu hỏa, các loại đèn, xe cứu hoả, v.v…
- PCCC Hà Nội luôn nỗ lực không ngừng phát triển lĩnh vực cung ứng các thiết bị PCCC, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của quý doanh nghiệp.
- Đội ngũ nhân viên tại PCCC trẻ, năng động, có chuyên môn và nghiệp vụ PCCC cao, có các chuyên gia về PCCC luôn bên cạnh hỗ trợ khi cần thiết.
- Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên nghiệp hàng đầu trong việc đưa ra giải pháp tốt nhất cho lĩnh vực huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp.
Hãy liên hệ ngay tới PCCC Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhất dịch vụ huấn luyện PCCC cho doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng, nhiệt tình hỗ trợ các doanh nghiệp 24/7.