-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trụ cứu hỏa - Phân loại, nguyên lý hoạt động và chỉ dẫn lắp đặt chính xác
Thứ Sun,
17/07/2022
0
Nội dung bài viết x
Các thiết bị liên quan đến quá trình phòng cháy chữa cháy đang ngày một nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người bởi chúng có thể giúp bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của họ. Tại những khu vực nguy hiểm, dễ cháy nổ, một vật dụng không thể thiếu cho quá trình phòng cháy chữa cháy chính là trụ chữa cháy. Để hiểu hơn về loại thiết bị quan trọng này, hãy dành thời gian để tìm hiểu rõ hơn về chúng thông qua các nội dung dưới đây.
Tìm hiểu chung về trụ cứu hỏa
Vậy trụ cứu hỏa là gì? Những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này
Khái niệm
Trụ cứu hỏa hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như: trụ chữa cháy, trụ nước chữa cháy,…. Đây được xem là thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng của ngành, thường được lắp đặt tại những đường ống cấp nước. Trong cuộc sống, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các loại trụ cứu hỏa ở mọi nơi, đặc biệt là các khu vực dễ xảy ra cháy nổ. Việc lắp đặt các trụ này giúp quá trình cấp nước, làm công tác cứu hỏa của nhân viên khi có hỏa hoạn xảy ra trở nên dễ dàng hơn.
Với những người không chuyên, không làm trong ngành PCCC, trụ nước chữa cháy thường được miêu tả là trụ sắt, hợp kim và thường được sơn màu đỏ. Chúng có mặt ở hầu hết các tuyến đường tại phố phường, khu và cụm công nghiệp hoặc những nơi có nguy cơ cháy nổ cao. Thiết bị này thường có các họng có nắp đậy gắn kín bởi những thiết bị hỗ trợ.
Cấu tạo
Giống như mô tả ở trên, trụ cứu hỏa thường có cấu tạo là những trụ sắt, hợp kim với lớp sơn màu đỏ phủ bên ngoài. Cụ thể hơn, chúng sẽ gồm các thành phần sau: thân trụ, nắp bảo vệ, họng và nắp họng nhỏ, họng và nắp họng thường, van, trục van, cánh van, xách bảo vệ và lỗ xả nước đọng.
Công dụng
Trụ nước chữa cháy thường được các chủ đầu tư và các cơ quan chức năng lắp đặt mật độ cao ở những khu vực tập trung đông người và nơi có nguy cơ cháy cao. Thông thường, bạn có thể thấy chúng ở các tuyến đường, nơi có nhiều dân cư sinh sống hoặc các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Các trụ này được lắp vào hệ thống cấp nước với tác dụng cấp nước cứu hỏa khi có cháy xảy ra.
Trong quá trình chữa cháy, trụ cứu hỏa là một trong những thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng và mang tầm chiến lược. Đây chính là giải pháp tốt nhất để có thể dự trữ sẵn nguồn nước để cung cấp kịp thời mỗi khi có sự cố xảy ra trong khoảng cự ly vài chục hoặc vài trăm mét.
Nguyên lý hoạt động của trụ cứu hỏa
Khi không hoạt động, trụ chữa cháy sẽ ở trạng thái đóng kín. Trong trường hợp cần sử dụng, đội ngũ nhân viên thực hiện phòng cháy chữa cháy sẽ mở nắp bảo vệ ra và lắp khớp nối vào. Sau đó, họ sẽ xoay phần đầu tay quay để giúp nước có thể chảy ra. Một cách làm khác cũng thường được thực hiện để kéo nước lên đó chính là kết nối khớp của đường ống chuyên dụng tại xe cứu hỏa. Lúc này, nước sẽ được kết nối từ phía trụ dẫn đến hệ thống đường ống chữa cháy chuyên dụng. Tiếp đó, chúng thông qua các họng cấp nước để cung cấp khi có trường hợp cháy nổ xảy ra.
Phân loại trụ cứu hỏa phổ biến hiện nay
Để thuận tiện cho việc phân biệt và sử dụng, trụ chữa cháy hiện nay được phân làm nhiều loại dựa vào từng đặc điểm khác nhau như: cấu tạo, đặc tính và xuất xứ.
Đối với cấu tạo, trụ cứu hỏa gồm 2 loại là trụ nổi và trụ ngầm:
- Trụ cứu hỏa nổi: là loại trụ mà toàn bộ phần họng chờ đã được thiết lập nổi trên mặt đất.
- Trụ cứu hỏa ngầm: là loại trụ mà toàn bộ đều được thiết lập ngầm dưới mặt đất. Khi sử dụng, trụ cứu hỏa ngầm sẽ phải dựng lên thành cột mới có thể lấy nước. Điều này đã khiến chúng khác hoàn toàn so với các loại trụ nổi.
Đối với đặc tính, chức năng, trụ cứu hỏa thường được chia sao cho phù hợp với từng nhu cầu chữa cháy ở các trường hợp khác nhau như: trụ chữa cháy 1 họng, 2 họng, 3 họng và 4 họng.
Các thông số kỹ thuật của trụ cứu hỏa
Để hiểu rõ hơn về loại thiết bị này, dưới đây là các thông số kỹ thuật cơ bản của trụ nước chữa cháy:
- Trụ cứu hỏa đạt chuẩn phải chịu được áp suất thử trong dưới 1,5 Mpa. Trong khi thử theo điều kiện chuẩn, thiết bị không được xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng như: nứt, gãy hoặc biến dạng.
- Sau khi được lắp ráp, trụ cứu hỏa phải đảm bảo các vấn đề gồm: phải kín với áp suất thủy lực không nằm dưới 1 Mpa, lượng nước tồn đọng tại trụ không lớn quá 50. Trong trường hợp lượng nước tồn đọng quá lớn thì cần phải có sự đồng ý của các cơ quan thẩm quyền mới được thông qua.
- Đối với phần họng chờ lớn của trụ nổi thì chúng phải phù hợp với đầu nối loại DR.2- 125 (M150I6). Đối với phần họng chờ nhỏ của trụ nối thì chúng phải phù hợp với đầu nối loại ĐT.1- 77 theo TCVN 6739:1993
- Khi nói về kết cấu và cách cố định trục van của trụ cứu hỏa, chúng phải đảm bảo về độ chắc chắn cũng như độ tin cậy tại các khớp nối. Đặc biệt không được để xảy ra khả năng khớp nối bị xoay khi mở khóa cột trong trường hợp cần lấy nước chữa cháy.
- Đối với lớp sơn trên bề mặt: phải đảm bảo lớp sơn không được bong tróc khi đặt trong điều kiện vận hành theo quy định. Đồng thời, các trụ nổi phải có sơn phản quang màu da cam hoặc vàng ở toàn bộ phần nắp bảo vệ của trục van ở phần đầu trụ.
- Khi lắp đặt các loại trụ nổi tại khu vực vỉa hè, cạnh đường giao thông, đơn vị lắp đặt phải đảm bảo điều kiện khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước với tường của nhà dân và vỉa hè. Theo quy định, khoảng cách với tường sẽ không thấp dưới 5m và với vỉa hè không quá 2,5m.
- Đồng thời, khi tiến hành lắp đặt trụ nổi cứu hỏa ở khu vực vỉa hè, phần họng lớn của trụ phải lắp quay ra phía lòng đường và đạt khoảng cách 700mm khi tính từ mặt đất đến đỉnh trụ.
- Các thông số làm việc của trụ nước chữa cháy đều được quy định tại bảng 1, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379- 1988.
- Khi lắp đặt trụ nước chữa cháy, chúng sẽ nằm trên đường ống của hệ thống cung cấp nước chữa cháy của thành phố, các khu công nghiệp và hệ thống cấp nước của công trình. Đồng thời, việc kết nối trụ nước chữa cháy với hệ thống đường ống phải đảm bảo.
- Có thể sử dụng các loại trụ chữa cháy khác nhau tùy vào nguồn vốn đầu tư cũng như điều kiện xây dựng hệ thống cung cấp nước của đơn vị. Tuy nhiên, điều bắt buộc là tất cả các trụ chữa cháy đều cần đạt những yêu cầu cần thiết về thông số kỹ thuật nhằm đảm bảo xe chữa cháy có thể lấy nước và phục vụ cho quá trình chữa cháy khi cần.
Chỉ dẫn lắp đặt trụ cứu hỏa chính xác
Để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho quá trình phòng cháy chữa cháy, khi lắp đặt trụ cứu hỏa bạn cần phải thực hiện theo chỉ dẫn sau:
- Trụ chữa cháy phải làm việc ở tư thế thẳng đứng, đồng thời các yêu cầu về lắp đặt, khoảng cách lắp đặt và thời gian bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống dẫn nước phải được thực hiện đúng theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
- Với những trụ nổi được lắp đặt tại vỉa hè hoặc cạnh đường giao thông, đơn vị lắp đặt phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện về khoảng cách tối thiểu không dưới 5m đối với tường nhà và không quá 2,5m đối với vỉa hè.
- Giữa 2 trụ nước chữa cháy liên tiếp phải có khoảng cách không qua 150m.
- Khi lắp trụ cứu hỏa nổi trên vỉa hè, phần họng lớn của trụ lúc nào cũng cần phải quay ra phía lòng đường, đồng thời khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh của trụ nước phải là 700mm.
- Với những trường hợp đặc biệt không thể lắp trụ cứu hỏa trên vỉa hè, bạn vẫn có thể lắp đặt trụ ngầm ở ngay dưới lòng đường. Tuy nhiên đơn vị thi công phải đảm bảo hố trụ cách xa những công trình ngầm khoảng cách tối thiểu 0,5m. Đồng thời việc lắp đặt cũng phải tuân thủ đủ các quy định về khoảng cách với những công trình ngầm khác dựa vào tài liệu pháp quy có liên quan.
- Những trụ ngầm luôn cần được lắp đặt trong các hố trụ. Đối với hố trụ, chúng phải có kích thước theo hình vẽ 6 hoặc hố trụ có đáy vuông với kích thước cạnh là 1200mm. Tùy vào tính chất mà phần nắp đậy hố trụ sẽ có hình vuông hoặc tròn.
- Khi lắp trụ cứu hỏa ngầm bên dưới lòng đường trong hố trụ thì phần nắp đậy của hố phải chịu được tải trọng của những loại xe trên 20 tấn.
Lưu ý về cách dùng trụ cứu hỏa
Để có thể kịp thời sử dụng trụ cứu hỏa trong các trường hợp cần thiết nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, có một số lưu ý về cách dùng mà bạn cần tuân thủ bao gồm:
- Trụ chữa cháy là tài sản thuộc hoạt động bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng. Chính vì thế, người dân luôn phải ý thức và tự giác để bảo vệ trụ. Khi không phải trường hợp cần sử dụng, người dân không được tự ý mở nắp và sử dụng nước tại đây vì mục đích cá nhân.
- Khi phát hiện trụ cứu hỏa có vấn đề bất thường, hãy báo ngay cho các lực lượng chức năng tại nơi gần nhất. Điều này sẽ giúp đảm bảo trụ có thể hoạt động cấp nước tốt nhất trong các trường hợp có đám cháy bất ngờ xảy ra.
- Trong cuộc sống hằng ngày, lực lượng chức năng nên thường xuyên mở các khóa tuyên truyền, đào tạo giúp người dân có thể biết được rõ hơn về công dụng, cách dùng và bảo vệ trụ cứu hỏa.
Qua bài viết trên, có thể thấy trụ cứu hỏa là thiết bị hết sức cần thiết để phục vụ cho quá trình phòng cháy chữa cháy của cộng đồng. Vì thế, việc chọn mua trụ chữa cháy chất lượng là hoàn toàn cần thiết đối với các đơn vị, tổ chức thực hiện thi công. Tại Hà Nội, PCCC Hà Nội tự hào là nơi cung cấp các trang thiết bị phòng và chữa cháy, bao gồm cả trụ cứu hỏa được đông đảo mọi người lựa chọn.
Không chỉ có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, chúng tôi còn cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến vấn đề phòng cháy chữa cháy. Điều này đã giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn khi đến với đơn vị. Không những thế, các sản phẩm được chúng tôi cung cấp ra thị trường đều là hàng chính hãng, chất lượng cao nhưng vẫn giữ mức giá cạnh tranh.
Vì lẽ đó, khi cần mua các trụ nước chữa cháy hoặc các thiết bị phòng cháy chữa cháy khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời!